Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Bệnh viêm xoang


I.Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là tình trạng viêm hoặc sưng tấy của các niêm mạc tại hốc xoang. Khi các hốc xoang bị tắc nghẽn hoặc bị lấp đầy bởi dịch nhầy, các mầm bệnh  (vi khuẩn, virus, nấm) sẽ sinh sôi, phát triển và gây ra hiện tượng viêm xoang.
clingposter_v1
Vị trí viêm xoang và các hốc xoang

Viêm xoang có thể xuất hiện ở nhiều vị trí hốc xoang khác nhau như:

-          Viêm xoang trán
-          Viêm xoang sàng
-          Viêm xoang bướm
-          Viêm xoang hàm

Viêm xoang cũng được phân loại theo nhiều thể khác nhau:

-          Viêm xoang mãn tính là một trong những triệu chứng chính của viêm xoang, viêm xoang mãn tính thường là do viêm xoang kéo dài 8 tuần hoặc lâu hơn.
-          Viêm xoang cấp tính: có các biểu hiện giống như đợt cảm lạnh, với các triệu chứng như: sổ mũi, nghẹt mũi, đau vùng mặt không hết từ 10 đến 14 ngày. Một đợt viêm xoang cấp tính điển hình thường kéo dài 4 tuần hoặc ít hơn.

II. Nguyên nhân bệnh viêm xoang

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang, tuy nhiên dưới đây sẽ là những nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh viêm xoang này:
1. Viêm Xoang do cơ địa dị ứng với một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
2. Hệ thống vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém dẫn tới ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển dẫn tới viêm xoang.
3. Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm hệ miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp gây ra viêm xoang.
4. Viêm xoang do tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
5. Viêm xoang do cản trở luồng không khí ra và vào dẫn lưu khỏi xoang khiến chất dịch thoát ra không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn.
6. Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
7. Viêm xoang sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

III. Triệu chứng cơ bản của viêm xoang

Bệnh viêm xoang lúc nhẹ thường khó phát hiện vì nó chỉ có một triệu chứng biểu hiện hoặc không có triệu chứng nào nên nhiều người sẽ nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng hay nhiễm siêu vi, nó có thể gây ra một trong các triệu chứng như đau nhức, nghẹt mũi, chảy dịch, điếc mũi. Bệnh viêm xoang nặng rất dễ phát hiện vì nó cùng một lúc biểu hiện bốn triệu chứng cơ bản của bệnh viêm xoang bao gồm:

1.Triệu chứng đau nhức

Vị trí đau nhức cũng tùy thuộc vào vị trí hốc xoang bị viêm:
-       Viêm xoang hàm: Gây đau nhức vùng má;
-       Viêm xoang trán: Gây đau nhức giữa hai lông mày, thường là vào một giờ cố định là 10 giờ sáng;
-       Viêm xoang sàng trước: Gây đau nhức giữa hai mắt;
-       Viêm xoang sàng sau, xoang bướm: Gây đau nhức sâu, đau nhức vùng gáy.

2.Triệu chứng nghẹt mũi

Đây là triệu chứng biểu hiện khiến nhiều bệnh nhân viêm xoang lầm tưởng mình bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân có thể nghẹt 1 bên hoặc 2 bên mũi tùy theo thể trạng viêm nhiễm và các yếu tố tác động khác.
18-10-quan-niệm-không-đúng-về-bệnh-cảm-P2-Typo
Nghẹt mũi là triệu chứng cơ bản và thường gặp nhất của bệnh viêm xoang

3. Triệu chứng chảy dịch

Hiện tượng bị chảy dịch tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi rất khó chịu, đặc biệt đối với những bệnh nhân viêm xoang hàm do răng thì mủ chảy vào mũi thì mùi càng khó chịu hơn.

4.Triệu chứng điếc mũi

Hiện tượng điếc mũi do bị viêm xoang nặng, phù nề nhiều nên mùi không thể đến được dây thần kinh khứu giác làm bệnh nhân bị mất khứu giác tạm thời.

5.Các triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng cơ bản trên thì bệnh nhân viêm xoang còn có các triệu chứng khác như:
-       Đau đầu.
-       Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
-       Có cảm giác chóng mặt, choáng váng khi nghiêng về phía trước.
-       Vùng quanh mắt đau nhức từng cơn và theo nhịp mạch đập của cơ thể.
-       Trường hợp viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng.
-       Khi bệnh nhân hắt xì hơi mạnh gây đau nhức, có khi có cả tia máu.
-       Cảm giác ăn không ngon, ngủ không yên giấc, không thể tập trung suy nghĩ và làm việc được.
-       Nhiều bệnh nhân còn bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

IV. Biến chứng bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang với những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau nhức và nghẹt mũi  không những gây ra sự khó chịu đối với người bệnh mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Người bị bệnh viêm xoang ngoài biến chứng về thần kinh bao gồm áp xe dưới màng cứng, ngoài màng cứng, viêm màng não, áp xe não thì biến chứng ở mắt, tai và đường hô hấp…cũng để lại hậu quả nặng nề làm mù lòa, điếc, viêm đường thanh quản, thậm chí tử vong.

1.Biến chứng viêm xoang ở mắt

viem-xoang-gay-bien-chung-o-mat
Biến chứng nguy hiểm ở mắt do bệnh viêm xoang
Người bệnh bị suy giảm thị lực hoặc bị mù đột ngột mà khám chuyên khoa mắt, soi đáy mắt không tìm thấy nguyên nhân là do bị viêm xoang ở các vị trí như: xoang sàng sau, xoang trán, xoang sàng cấp và xoang bướm. Nguyên nhân bị giảm thị lực là do cấu trúc của mắt được bao quanh 3 mặt bởi các hốc xoang nên khi bị viêm nhiễm ở mũi xoang, vi trùng có thể lan vào ổ mắt dẫn đến bệnh nhân có thể mắc các bệnh như: sưng mí mắt, phù nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt....nếu nặng có thể dẫn tới mù lòa.

2.Biến chứng viêm xoang ở đường hô hấp

Khi bị viêm xoang người bệnh sẽ bị nghẹt, tắc mũi nên người bệnh luôn phải thở bằng miệng. Không khí đi qua họng sẽ không được làm sạch và ấm như khi đi qua mũi gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp làm người bệnh dễ mắc bệnh viêm họng, viêm phế quản. Nếu tình trạng bệnh nhân để lâu và nặng hơn còn có thể dẫn đến viêm họng mãn tính đi kèm các triệu chứng đỏ, ngứa, có đờm và mủ. Mặt khác, vì chảy mũi, dịch mủ trực tiếp chảy xuống họng gây các bệnh về viêm đường hô hấp.

3. Biến chứng viêm xoang ở tai

Bệnh viêm xoang làm mủ chảy từ hốc xoang mũi sau xuống vòm họng đọng lại ở lỗ vòi tai hoặc khi khịt, khạc mủ qua lỗ vòi tai lên hòm tai gây nên bệnh viêm tai giữa.
viem-tai-giua-do-viem-xoang
Bệnh viêm xoang có thể gây các biến chứng ở tai
Tai giữa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế sinh lý nghe, nhất là hệ thống màng nhĩ – xương con. Bất kỳ một trục trặc nhỏ nào trong hệ thống này đều gây nên gián đoạn sự dẫn truyền sóng âm vào tai trong và dẫn đến nghe kém hoặc có thể bị điếc.

V. Cách phòng tránh bệnh viêm xoang

Để việc phòng ngừa bệnh viêm xoang một cách hiệu quả, người bị bệnh viêm xoang cần lưu ý tới các tác nhân gây ra bệnh viêm xoang như các tác nhân từ môi trường hay trong sinh hoạt hàng ngày:

Cách phòng bệnh viêm xoang từ tác nhân môi trường

Không khí bị ô nhiễm cũng là một trong những yếu tố làm tăng khả năng tái phát bệnh viêm xoang gây kích thích có hại cho xoang mũi. Theo thống kê mới nhất, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tỉ lệ ô nhiễm môi trường càng cao thì người bị mắc bệnh viêm xoang ngày càng gia tăng.
Vì vậy, người bệnh cần phải tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm như khói thuốc lá, khói bụi, các chất hóa học và các dị nguyên gây dị ứng khác bằng cách đeo khẩu trang khi làm việc hoặc di chuyển. Đặc biệt, người bệnh cần loại bỏ những dị nguyên xâm nhập vào mũi bằng cách vệ sinh mũi hàng ngày với nước muối sinh lý.

Cách phòng bệnh viêm xoang từ các tác nhân sinh hoạt

Người bị viêm xoang cần có một chế độ ăn khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như nước, rau xanh và trái cây. Uống nhiều nước sẽ làm miên dịch loãng hơn giúp sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh được sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Còn trái cây và rau xanh lại cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra, người bệnh nên tránh các thực phẩm hoặc đồ uống như bia, rượu, thuốc lá, đồ lạnh, đồ cay, đồ nóng….Các thực phẩm này làm mềm niên mạc mũi gây phù nề khiến bệnh viêm xoang dễ tái phát trở lại.
Xem thêm:

VI. Điều trị viêm xoang

Để việc điều trị bệnh viêm xoang dứt điểm người bị bệnh cần phải giải quyết được các vấn đề sau:
-       Làm sạch dịch nhầy trong những hốc xoang, để xoang được sạch sẽ hoàn toàn.
-       Khôi phục niêm mạc xoang trở về với đúng chức năng.
-       Phải lưu thông đường thở, tránh để đường thở bị tắc nghẽn.

Về thuốc:

Nên áp dụng kết hợp “trong uống ngoài xịt”. Để an toàn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tiện dụng, người bệnh viêm xoang nên sử dụng bài thuốc Nam gia truyền được bào chế dưới dạng viên nang với các thành phần là các thảo dược như: Tân di, Bạch chỉ, Cảo bản, Phòng phong, Tế tân, Xuyên khung, Thăng ma, Cam thảo.
Người bệnh viêm xoang cần uống thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn sử dụng liên tục trong 3 tháng. Bên cạnh thuốc uống nên dùng thêm thuốc xịt được bào chế từ Tân di hoa, Thương nhĩ tử và hoa Ngũ sắc trong các đợt viêm xoang cấp tính.

Về ăn uống:

Hạn chế các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh viêm xoang như sữa, sản phẩm từ bơ sữa, đồ ăn cay, nước chứa chất phụ gia và tuyệt đối tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá… Thay vào đó, người viêm xoang cần uống nhiều nước, uống trà và các thức uống nóng có lợi cho sức khỏe.

Về chế độ sinh hoạt:

Tránh thức khuya, dậy sớm và luôn ngủ đủ giấc,  tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày. Người bị bệnh viêm xoang nên duy trì thói quen ăn trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng để tránh hiện tượng trào ngược khiến axit và các thực phẩm tiêu hóa chạy lên vòm mũi làm bệnh nặng hơn.

Về vấn đề vệ sinh:

Đeo khẩu trang khi đi đường và khi làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Bệnh viêm xoang trán

Viêm xoang, bệnh viêm xoang trán khiến người bệnh có thể gặp tình trạng viêm, đau nhức ở vùng trán, lông mày. Để có thể hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang trán, dưới đây là triệu chứng và biến chứng của căn bệnh này:
bi-viem-xoang-tran-khong-chua-se-bi-giam-tri-nho
 Bệnh viêm xoang trán gây đau nhức vùng trán, lông mày

Triệu chứng của viêm xoang trán

Viêm xoang trán thường kèm theo dấu hiệu chảy mũi và làm cho người bệnh đau nhức ở vùng trán, vùng lông mày, gây ra tình trạng mệt mỏi.
- Chóng mặt kéo dài, suy nhược thần kinh.

Biến chứng của viêm xoang trán

Viêm xoang trán có thể gây biến chứng: viêm tai giữa, chảy mủ tai, thủng màng nhĩ gây điếc.
- Xoang trán không thông trực tiếp với hốc mũi mà qua một số ống nhỏ,có khi thông thẳng với hốc mũi nên cũng dễ đưa tới viêm xoang trán mãn tính.
- Ngoài ra, Viêm xoang trán cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chấn thương và nhiễm khuẩn gây áp-xe não, sẽ dẫn đến biến chứng viêm màng não mũ rất nguy hiểm. Đó là trường hợp nhiễm khuẩn làm mủ trong não tạo thành các bọc mủ ở các vị trí ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong não, vỡ ổ áp-xe, tụt kẹt não gây tử vong với tỷ lệ rất cao.

Bài viêt liên quan:

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang, nếu chủ quan để lâu không chữa chính điều đó, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm mà bạn không lường trước được.

1. Viêm họng

Triệu chứng này gần như là đi kèm với bệnh viêm xoang mãn tính và cấp tính vì nghẹt, tắc mũi khiến cho người bị viêm xoang phải luôn thở bằng miệng. Do không khí đi qua họng không được làm sạch và ấm như khi đi qua mũi nên dẫn đến viêm họng. Nếu nặng hơn, viêm xoang còn có thể dẫn đến viêm họng mãn tính đi kèm các triệu chứng như là: đỏ, ngứa, có đờm và mủ.

2. Loạn cảm họng

Viêm xoang sau là nguyên nhân chính gây cho người bệnh cảm giác khó chịu ở cổ họng như đau nhói từng cơn, cảm thấy như bị vướng mắc vật gì đó ở họng.
Viêm đường hô hấp dưới: bệnh gây các triệu chứng như: ho, khó thở. Bệnh không thể điều trị hết hẳn nếu viêm xoang chưa được phát hiện và bị đẩy lùi.

Untitled

3. U thanh quản

Đối với những người lấy giọng nói làm công cụ dùng để lao động như giáo viên, mc, ca sĩ… thì việc bị khàn giọng hay mất tiếng do viêm xoang là một nỗi ám ảnh. Viêm xoang gây nên việc hình thành u trong thanh quản, nếu để bệnh kéo dài thì sẽ bị khàn giọng hoặc mất tiếng.

4. Giảm thị lực

Có rất nhiều người đột nhiên bị giảm thị lực hoặc thậm chí mù mà không biết nguyên nhân đó là do bệnh viêm xoang gây ra. Do hốc mắt con người được bao bọc bởi hệ thống các xoang, phía trước hốc mắt là xoang hàm, phía bên trên là xoang trán, phía bên trong là xoang bướm và xoang sàng, mà mũi lại ngăn cách với ổ mắt chỉ với một vách xương mỏng. Chính điều đó, những viêm nhiễm từ bệnh viêm xoang có thể gây nguy hại đến mắt dẫn đến giảm thị lực hay mù lòa.

5. Đau nhức về xương

Biến chứng thường gặp nhất là viêm cốt thùy xương trán hay xương hàm trên do viêm tắc mạch máu ở xương. Bệnh bắt nguồn từ xương trán, rồi làn dần ra xương thái dương và xương đỉnh. Biểu hiện bệnh là: gây đau nhức trán tại một điểm nào đó, vừng xương trán bị sưng tấy và tạo thành áp-xe mũi.

6. Biến chứng ở tai

Viêm xoang mạn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vời tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa. Đặc biệt, ống vòi tai của trẻ nhỏ ngắn, rộng, lại nằm ngang hơn so với người lớn nên mủ, dịch lại càng dễ xâm nhập vào hòm tai. Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc…
Thông Xoang Tán Nam Dược

Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược có thành phần từ bài thuốc Nam cổ phương Tân Di Tán danh tiếng, được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược.
Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần.
Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Thương nhĩ tử – Thảo dược chữa xoang hiệu quả

Từ xa xưa, Thương nhĩ tử đã được sử dụng như một vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc gia truyền nổi tiếng chủ trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhiều trong số các bài thuốc này vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay.
thương nhĩ tử

Đặc điểm của cây thương nhĩ tử

Thương nhĩ tử là bộ phận quả đã được phơi hoặc sấy khô của cây thương nhĩ. Thương nhĩ hay còn gọi là Ké đầu ngựa, phắc ma, mác nháng, có tên khoa học là Xanthium strumarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Thương nhĩ là cây thảo, cao từ 50-80cm, ít phân cành. Thân có hình trụ, cứng, có khía, màu lục, đôi khi điểm những chấm màu nâu tím, có lông cứng. Lá mọc so le, hình tim – tam giác, mép khía răng không đều, có lông cứng và ngắn ở hai mặt. Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy gai góc, để dụng làm thuốc phải chọn quả già chắc, có màu vàng sẫm, có gai, trong có hai hạt, có dầu, không sâu mốc và vụn nát.

Tác dụng của Thương nhĩ tử

Theo Đông y, thương nhĩ tử có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, chống viêm, sát trùng, kháng khuẩn, tán phong, trừ thấp, chống dị ứng, giảm đau, chủ trị phong hàn đau đầu, phong tê thấp, tắc ngạt mũi, cảm lạnh, viêm xoang mũi dị ứng xuất tiết, tỵ uyên (chảy nước mũi hôi).
Y học hiện đại cũng chứng minh: quả thương nhĩ tử chứa nhiều sesquiterpen lacton, vitamin C và glucose, Beta – sitosterol Beta – D – glucosid… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, một số loại nấm điển hình như Candida albicans… Đây là một trong những tác nhân chính gây bệnh viêm xoang cấp và mãn tính.
Trong cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I ghi nhận nhiều bài thuốc hay chữa bệnh viêm xoang mũi hiệu quả. Cụ thể, dùng thương nhĩ tử sao vàng, tán bột uống hàng ngày để điều trị chứng mũi chảy nước trong và đặc hay để chữa bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, trong các tài liệu khác cũng ghi nhận công dụng chữa viêm mũi dị ứng của thương nhĩ tử: dùng một lượng thương nhĩ thích hợp, sao tới khi có màu xám, tán thành bột mịn uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 2 tuần, sau đó nghỉ vài ngày lại tiếp tục uống giúp cải thiện bệnh rõ rệt và hạn chế tái phát bệnh hiệu quả.
Đặc biệt, tác dụng sát khuẩn, chống viêm của thương nhĩ tử kết hợp với tính giảm đau, tiêu viêm, ức chế virus cúm và một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn típ A, trực khuẩn lỵ; chống dị ứng của Tân di và tác dụng chống viêm, giảm ngạt mũi, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi, sổ mũi nhức đầu của Hoa ngũ sắc có tác dụng điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính.
Bài thuốc này hiệu quả khi được sử dụng “bôi ngoài” dạng thuốc xịt với cơ chế kháng khuẩn, chống viêm, co các mạch máu tại chỗ, làm thông thoáng đường mũi xoang, tăng đào thải dịch mủ ứ đọng trong các hốc xoang, giúp giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, điếc mũi, chảy nước mũi…
Kế thừa và phát triển truyền thống bài thuốc gia truyền hàng trăm năm của gia đình lương y Trần Đồng ( Hải Hậu, Nam Định ) thuốc xịt Thông Xoang Tán Nam Dược là sự kết hợp tinh hoa từ những dược liệu như thương nhĩ tử, tân di hoa, ngũ sắc giúp tiêu đờm, thông mũi, thông xoang, làm sạch xoang.

Thông Xoang Tán Nam Dược
Thuốc xịt mũi Thông Xoang Nam Dược có thành phần từ Tân di hoa, Thương nhĩ tử, Ngũ sắc, được sản xuất và phân phối bởi công ty TNHH Nam Dược.
Chỉ định: Điều trị nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang cấp và mạn tính
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai. Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào cùa thuốc.
Liều dùng: Ngày xịt 3-4 lần
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Tư vấn: 043.995.3901 – Website: www.thongxoangtan.vn
Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0239/12/ QLD-TT.

Tại sao không nên dùng thuốc tây chữa viêm xoang

Sử dụng thuốc Tây quá nhiều khiến cơ thể gặp phải những tác dụng không mong muốn. Điều đó khiến bạn quan tâm đến những dòng thảo dược thiên nhiên, để dùng nó thay thế những liều thuốc Tây đang làm bạn mệt mỏi.
Trước khi tìm hiểu về những công dụng của những loại thảo dược thiên nhiên, chúng ta nên tìm hiểu vì sao các loại thuốc Tây Y hiện nay lại khiến cho người bệnh phân vân khi sử dụng.
Thuốc Tây được xem là con dao 2 lưỡi
Những loại thuốc Tây Y thực ra là các loại hóa chất được tổng hợp lại. Những hóa chất này luôn luôn tồn tại hai mặt tác dụng:
Tác dụng có lợi: có thể điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Tác dụng có hại: gây ra những tác dụng có hại không mong muốn cho bệnh nhân, điều này trong y học được gọi là tác dụng phụ.
Thuốc Tây Y càng đặc trị chuyên biệt thì tác dụng phụ càng nhiều
thuốc tây
Việc sử dụng thuốc Tây một cách tùy ý sẽ mạng lại những tác dụng không tốt cho cơ thể
Việc sử dụng thuốc Tây lâu dài hay dùng quá nhiều đều là nguyên nhân làm cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta chịu nhiều tác dụng không mong muốn. Gan và thận chính là những cơ quan có chức năng chuyển hóa và thải trừ các loại thuốc này sau khi đã hết tác dụng dược lý, và hai cơ quan này thường bị ảnh hưởng nhiều nhất dẫn đến việc chức năng của hai cơ quan này bị suy giảm đi.
Chính vì thế, nên đối với những bệnh nhân mắc những căn bệnh mãn tính, điều trị dài ngày với nhiều loại thuốc thì phải thật cẩn thận khi dùng thuốc. Phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và phải kiểm tra chức năng gan một cách định kỳ.
Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược là?
Một số công dụng khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên, được bào chế về sử dụng để phòng chữa bệnh tật.
1389430024thaoduocromxay
Hiệu quả tin cậy, ít tác dụng phụ
• Hầu hết các vị thuốc trong y học cổ truyền đã được sử dụng từ rất lâu, được trải nghiệm lâu đời. Bên cạnh các vị thuốc hay được mọi người sử dụng. Phần lớn các bài thuốc này đều đã được sàng lọc qua nhiều thế hệ.
• Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các vị thuốc này có tác hại rất thấp hoặc không có, có tác dụng tương đối bình hòa: chỉ cần sử dụng đúng quy cách thì sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt. Nhiều vị thuốc có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không gây độc hại cho cơ thể và không xuất hiện hiện tượng kháng thuốc. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của những vị thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên.
• Nhiều bài thuốc không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp cân bằng lại âm dương. Ngoài công dụng chính là chữa những bệnh mạn tính, một số bài thuốc còn chữa được những căn bệnh cấp tính, nan y có hiệu quả cao. Nhiều bài thuốc gia truyền có tác dụng thần kỳ mà nền y học hiện nay cũng chưa thể giải thích được.
• Hiện nay, các loại thuốc, thực phẩm chức năng đều có nguồn gốc từ những loại thảo dược thiên nhiên cũng đang dần được mọi người ưa chuộng hơn.
sam2
 Các loại thảo dược thiên nhiên có ích hiện nay đều được nuôi trồng rộng rãi
 Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nhược điểm của các bài thuốc này khi sử dụng thì rất vất vả, không tiện như các loại thuốc Tây. Do đó, xu hướng kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên kết hợp với công nghệ sản xuất hiện nay là việc cần thiết. Các bài thuốc được bào chế sẵn hay thuốc có dạng viên nén, viên nang, thuốc xịt có nguồn gốc thảo dược mang lại sự tiện dụng cho người dùng.
Kế thừa và phát triển truyền thống bài thuốc gia truyền hàng trăm năm của gia đình lương y Trần Đồng ( Hải Hậu, Nam Định ) Thông Xoang Tán Nam Dược là sự kết hợp tinh hoa từ hai bài thuốc quý trong y học cổ truyền dân tộc: Bài thuốc Tân di tán trong sách Cổ Tự Y Thư và Bài thuốc trị viêm xoang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, chống dị ứng. Giúp tiêu đờm, thông mũi, thông xoang, làm sạch xoang.
Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược có thành phần từ bài thuốc Nam cổ phương Tân Di Tán danh tiếng, được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược.
Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần. Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Tư vấn: 043.995.3901 – Website: www.thongxoangtan.vn
Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT

15 phút mỗi ngày để lưu thông Xoang và tăng sức đề kháng


Động tác Yoga giúp lưu thông xoang
Động tác Yoga giúp lưu thông xoang
Hãy dành một khoảng thời gian nhỏ trong ngày thực hiện các động tác YOGA đơn giản để củng cố sức đề kháng cho xoang và hệ hô hấp bạn nhé!!!

15 phút mỗi ngày để lưu thông Xoang và tăng sức đề kháng


Động tác Yoga giúp lưu thông xoang
Động tác Yoga giúp lưu thông xoang
Hãy dành một khoảng thời gian nhỏ trong ngày thực hiện các động tác YOGA đơn giản để củng cố sức đề kháng cho xoang và hệ hô hấp bạn nhé!!!
Được tạo bởi Blogger.

 

© 2013 Thông Xoang Tán Nam Dược. All rights resevered. Designed by Templateism

Back To Top